Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Hà Mỹ Hương

Bài viết đề cập đến sự thay đổi vị trí của Việt Nam trong chiến lược đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ thời Stalin đến Brê-giơ-nép và nhấn mạnh sự thay đổi quan trọng nhất, có ý nghĩa nhất đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ của Việt Nam là từ thời Brê-giơ-nep. Bên cạnh đó, khi đánh giá vai trò của Liên Xô trong tiến trình của Hiệp định Pa-ri, tác giả đã phân tích ba vai trò của Liên Xô: Thứ nhất, Liên Xô - bằng sự ủng hộ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, sự chi viện, giúp đỡ, viện trợ trên các lĩnh vực kinh tế, quân sự - quốc phòng đã tạo thêm thế và lực cho Việt Nam trên bàn đàm phán; Thứ hai, Liên Xô đã đóng vai trò “trung gian không chính thức” khá tích cực trong việc tìm ra những giải pháp khả dĩ mà hai bên đàm phán chính (Mỹ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) có thể chấp nhận được; Thứ ba, Liên Xô, thông qua các nước khác và các diễn đàn quốc tế, nhất là Liên Hợp Quốc, đã tác động đến quan điểm của Mỹ trong đàm phán Pa-ri. Tuy nhiên, việc cả Liên Xô và Trung Quốc, trong khi xung đột Xô - Trung ngày càng gay gắt, từ thời cầm quyền của Tổng thống Nixon lại đều muốn đẩy nhanh hòa hoãn với Mỹ để gây sức ép đối với nhau và thực hiện các mục tiêu riêng của mỗi nước, trên một mức độ nhất định đã gây khó cho Việt Nam trên bàn đàm phán.

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta được tiến hành trong bối cảnh cuộc cách mạng Khoa học - Công nghệ đã đạt được những thành tựu vượt bậc, kéo theo sự gia tăng cả về chiều rộng lẫn bề sâu của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Với điểm xuất phát thấp, để phát triển kinh tế, Việt Nam vừa phải tìm mọi cách phát huy nội lực, vừa khai thác triệt để ngoại lực thông qua việc mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế, cả đa phương lẫn song phương trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành vấn đề mang tính tất yếu dưới tác động của các xu thế mang tính thời đại đã và đang diễn ra sôi động trên khắp hành tinh. Nhưng hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình mang tính hai mặt, vừa tạo ra rất nhiều cơ hội cho sự phát triển, nhưng đồng thời cũng đặt ra không ít những thách thức đối với mỗi quốc gia, nhất là những nước nghèo, đang phát triển, chậm phát triển. Trải qua một chặng đường khá dài của hội nhập quốc tế nói chung, hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, thành công, nhưng cũng đã và đang đứng trước không ít vấn đề. Trong phạm vi bài này xin tập trung nói về những thách thức, nguy cơ và những vấn đề đặt ra cần giải quyết.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday0
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1243
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6011
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297323

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla