Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Mỹ Châu

Trong bối cảnh nước Mỹ cùng lúc phải giải quyết nhiều thách thức lớn về đối nội và đối ngoại chưa từng có trong nhiều thập kỷ, chính quyền Obama trong 6 tháng đầu của nhiệm kỳ đầu tiên đã tập trung vào hai ưu tiên hàng đầu về đối nội là giải quyết khủng hoảng tài chính, sớm đưa nước Mỹ thoát khỏi suy thoái kinh tế và ngăn chặn khủng hoảng kinh tế toàn cầu; bảo vệ an ninh nội địa gắn chặt với chống khủng bố và phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt. Về đối ngoại, chính quyền Obama xác định ba mục tiêu lớn: cải thiện quan hệ với thế giới đã bị giảm sút do chính sách của chính quyền Bush, qua đó củng cố vai trò lãnh đạo của Mỹ trên thế giới, trước hết là với đồng minh và các thể chế quốc tế; xử lý vấn đề I-rắc và Áp-ga-ni-xtan theo hướng bình ổn an ninh để tiến tới rút dần sự có mặt của quân Mỹ mà vẫn duy trì lợi ích lớn của Mỹ tại đây; và đối phó với sự cạnh tranh đang tăng lên của các cường quốc đang lớn mạnh, nhất là Trung Quốc và Nga...

Khả năng tập hợp lực lượng là một trong những nhân tố quan trọng hàng đầu góp phần giúp Mỹ vươn lên trở thành siêu cường số một toàn cầu và duy trì được vị thế này kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến nay. Trong từng bối cảnh cụ thể, cách thức tập hợp lực lượng của Mỹ luôn có những điều chỉnh phù hợp. Trên cơ sở phân tích cách thức tập hợp lực lượng của Mỹ với các nước châu Á - Thái Bình Dương kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ II đến nay, bài viết rút ra nhận định rằng cách thức tập hợp lực lượng trong triển khai chính sách của Mỹ là tương đối linh hoạt, song luôn gắn liền với đánh giá về mối đe dọa đối với lợi ích quốc gia của Mỹ trong từng thời điểm.

Xu thế phân tách Mỹ - Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn.

Lòng tin và việc xây dựng lòng tin là một vấn đề không mới cả trên phương diện lý thuyết và thực tiễn. Các lý thuyết về quan hệ quốc tế như chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa kiến tạo và chủ nghĩa Mác-Lênin đều đề cập trực tiếp tới vấn đề lòng tin hoặc gián tiếp thông qua khái niệm hợp tác. Các lý thuyết này tin vào sự tồn tại của lòng tin giữa các nước ở nhiều mức độ khác nhau. Việc xây dựng lòng tin có thể tiến hành qua các nhóm biện pháp chính gồm mở rộng và đưa quan hệ đi vào chiều sâu, xây dựng hồ sơ về hành vi của các quốc gia, xây dựng các khuôn khổ và cơ chế quan hệ, tham gia vào các thể chế quốc tế và dùng luật lệ tạo ra quy chuẩn hành vi, xây dựng lòng tin dựa trên yếu tố bản sắc. Quá trình khảo sát thực tiễn cũng cho thấy sự tồn tại của nhu cầu xây dựng lòng tin cũng như sự phát triển của các biện pháp xây dựng lòng tin trong quan hệ quốc tế qua từng giai đoạn khác nhau.

The trend of US-China decoupling is being more frequently discussed by experts and scholars in the context of the increasingly aggressive strategic rivalry between these two major powers. This is an inevitable trend which may only be in its early stages, but has unfolded quite dynamically in a number of fields such as technology, investment, finance; and it is expected that to develop further. The world’s two leading powers’ decoupling creates a direct, multilateral, long-lasting and profound impact not only on those countries alone, but also upon the international system of institutions, rules and standards, in which the associated challenges outweigh countervailing opportunities. US-China decoupling is putting small and medium-sized countries under pressure “to choose sides”, yet there is no sign of the prospect of a comprehensive decoupling, or a re-formation in terms of the bipolar situation and sharp divisions as witnessed in the Cold War in the short term.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday161
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week933
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5701
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297013

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla