Thứ sáu, ngày 29 tháng 3 năm 2024

Hoàng Vĩnh Thành

Gần đây ít có thuật ngữ nào liên quan đến ngoại giao lại được phân tích và mổ xẻ sâu rộng như các khái niệm “sức mạnh mềm” và “ngoại giao văn hóa”.Thực tế thì hoạt động giao lưu văn hóa giữa các quốc gia đã được tiến hành từ thời xa xưa và cho tới nay chưa hề bị gián đoạn. Những hoạt động ngoại giao văn hóa có chủ ý đầu tiên có lẽ là việc trao đổi lễ vật và vật phẩm văn hóa giữa giới cầm quyền các nước. Tuy nhiên, nhìn chung giao lưu văn hóa truyền thống thường mang tính tự phát, quy mô nhỏ và nội dung có hạn; phụ thuộc nhiều vào mức độ giao thương giữa các quốc gia và khoảng cách địa lý. Trong lịch sử, với sự phổ biến của tư duy chính trị quyền lực Realpolitik, văn hóa và giao lưu văn hóa thường bị đánh giá thấp so với chính trị, quân sự và các thể chế khác. Ngày nay, trong thời đại của giao lưu, hội nhập, tương tác và phụ thuộc lẫn nhau sâu rộng, yếu tố bản sắc-cái riêng, đặc trưng về văn hóa được coi trọng hơn.Bởi vậy, ngoại giao văn hóa trở thành kênh hữu hiệu cho việc quảng bá các giá trị dân tộc và xây dựng hình ảnh đất nước.

Ngoại giao văn hóa trước hết liên quan tới hai yếu tố Ngoại giao và Văn hóa. Vì vậy, để có thể định hình được một khái niệm về ngoại giao văn hóa, trước hết cần tìm hiểu những khái niệm Ngoại giao và Văn hóa cũng như một số khái niệm khác có liên quan.

 

Năm nay, đất nước ta nói chung và ngành Ngoại giao nói riêng kỷ niệm 70 năm ngày Toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp (19/12/1946-19/12/2016), để từ đây nhân dân ta, đất nước ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ kính yêu đã lập nên kỳ tích vĩ đại. Nhân dịp này, Đại sứ Hoàng Vĩnh Thành có bài viết về một giai đoạn tuy không dài nhưng rất quan trọng trong cuộc đấu tranh ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp ngay trước ngày cuộc chiến tranh bùng nổ trong cả nước. Chỉ trong thời gian hơn 60 ngày từ 18/10/1946 đến 19/12/1946, bằng những hoạt động ngoại giao liên tục, kiên trì, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thể hiện thiện chí cao nhất của phía Việt Nam mong muốn gìn giữ hòa bình, tranh thủ tối đa mọi khả năng có thể đối thoại với đối phương nhằm đẩy lùi nguy cơ chiến tranh giữa Việt Nam và Pháp, đồng thời khẳng định mạnh mẽ quyết tâm của nhân dân Việt Nam sẵn sàng bảo vệ đến cùng độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia.

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday372
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1615
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6383
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297695

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla