Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024

Về chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và năng động của Xinh-ga-po

* Vai trò của chính sách đối ngoại đối với một nước nhỏ như Xinh-ga-po

Trong lịch sử, khi hệ thống luật quốc tế chưa ra đời, các nước nhỏ khó có thể tồn tại độc lập, mà thường bị các nước lớn láng giềng thôn tính hay biến thành chư hầu. Chiến tranh thế giới thứ hai chấm dứt, phe xã hội chủ nghĩa hình thành và phong trào giải phóng dân tộc phát triển đã tạo điều kiện cho hàng loạt các nước nhỏ ở châu Á và châu Phi ra đời.

Một câu hỏi luôn được đặt ra cho các nước nhỏ là làm thế nào để vừa tồn tại và vừa có thể phát triển được? Trong thời đại ngày nay, bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ 20, một nước nhỏ, nếu biết hoạch định và thực hiện một đường lối quốc tế khôn ngoan, trước hết dựa trên lợi ích quốc gia và chỉ vì lợi ích quốc gia, đồng thời phù hợp với mọi xu thế phát triển trong quan hệ quốc tế, có thể khắc phục được những khiếm khuyết về diện tích, tài nguyên và dân số, tạo ra được một thế đứng ở khu vực và trên thế giới.

 Xinh-ga-po là một nước nhỏ đã ra đời trong bối cảnh quốc tế như vậy, nhưng lại là một trong số ít nước đã thành công trong công cuộc phát triển đất nước vì biết tận dụng những điều kiện khu vực và quốc tế thuận lợi. Vì bất lợi về nhiều mặt, Xinh-ga-po luôn hoạch định chiến lược phát triển của mình dựa trên các yếu tố bên ngoài, ngoại trừ vấn đề nguồn nhân lực. Thậm chí, theo nghĩa rộng thì vấn đề nhân lực ở Xinh-ga-po cũng “hướng ngoại”, ở chỗ Xinh-ga-po khuyến khích nhân tài nước ngoài nhập cư rồi nhập quốc tịch Xinh-ga-po và nền giáo dục của Xinh-ga-po rất gần với giáo dục Anh và Mỹ. Đặc biệt, gần như toàn bộ những nhà lãnh đạo Xinh-ga-po và công chức cao cấp đều được đào tạo đại học hoặc thạc sĩ ở nước ngoài.

 Một điểm nữa cần nhấn mạnh là không có nước nào lại biết hòa quyện chính sách đối nội và chính sách đối ngoại để tạo thành một thể thống nhất như Xinh-ga-po. Mọi chính sách, mọi tính toán và hành động của Xinh-ga-po ở trong nước cũng như trong quan hệ quốc tế đều vì mục đích tối thượng là đảm bảo sự sống còn của hòn đảo như một quốc gia độc lập và chủ quyền. Khi phát biểu trước Quốc hội, ông S. Rajaratnam, Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Xinh-ga-po đã lập luận: “Cách tiếp cận của chúng ta là phải tạo ra một loại chính sách đối ngoại sao cho có thể củng cố được tình hình trong nước, giải quyết một số vấn đề quốc gia và tăng cường an ninh cũng như sức mạnh kinh tế và chính trị.”

 Mọi sai lầm của Xinh-ga-po về đối ngoại đều phải trả giá rất đắt. Hay nói đúng hơn, giới hạn hành động của họ rất hẹp trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, công tác dự báo chiến lược, nhất là dự báo về các xu thế phát triển trong quan hệ quốc tế, làm cơ sở để hoạch định chính sách đối ngoại, được xác định là ưu tiên trong mọi ưu tiên. Trong một tình thế như vậy, các nhà lãnh đạo Xinh-ga-po đã nhận thức rất sớm rằng hòn đảo này là một bộ phận cấu thành không thể tách rời của khu vực và thế giới. Thật vậy, chỉ ba tháng sau khi đất nước độc lập, ông Lý Quang Diệu đã khẳng định: “Trước hết, Xinh-ga-po phải quyết định quyền lợi lâu dài của mình nằm ở đâu. Và trong bối cảnh đó, một chính sách đối ngoại phải được hoạch định nhằm đảm bảo chắc chắn cho sự sống còn và phồn thịnh của chúng ta [Xinh-ga-po]. Nói cách khác, thương mại và công nghiệp cũng quan trọng như quốc phòng và an ninh. Và chúng ta càng buôn bán với nhiều người thì chúng ta càng chịu ít sức ép từ một nhóm nhất định nào đó.”

Nhận định này của ông Lý Quang Diệu đã trở thành kim chỉ nam cho đường lối quốc tế của Xinh-ga-po ở mọi giai đoạn, cũng như phương châm hành động của các nhà ngoại giao...

 

Vui lòng mua gói để đọc online !


0 Votes

Những bài viết được quan tâm nhất

Giỏ hàng

Giỏ hàng hiện đang trống.
Xem giỏ hàng

Đăng nhập

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday311
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1083
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5851
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297163

Học viện Ngoại giao

Địa chỉ: 69 Chùa Láng – Đống Đa – Hà Nội
Điện thoại: 0438344540, máy lẻ 7106
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế | Xây dựng trên nền tảng Hệ quản trị mã nguồn mở Joomla