

Số 2 (89)
Bàn về quan hệ giữa Cam-pu-chia và Mỹ
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - Các vấn đề Quốc tế
On Cambodia - United States Relations
Mỹ bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia vào năm 1950 khi Cam-pu-chia trở thành một quốc gia liên kết trong khối Liên hiệp Pháp. Quan hệ Mỹ - Cam-pu-chia trải qua nhiều thay đổi và trở nên xấu đi từ những năm 1960 với việc Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam và Cam-pu-chia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng 5/1965. Quan hệ ngoại giao song phương được nối lại vào tháng 7/1969, bị gián đoạn sau khi Khơme Đỏ giành chính quyền vào tháng 4/1975 và tiếp tục được nối lại năm 1991.
Bài viết này sơ lược về tác động của các yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Cam-pu-chia giai đoạn từ năm 1991, tức là từ sau khi có một thỏa thuận quốc tế về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn một thập kỷ ở nước này. Quan hệ song phương giữa Mỹ và Cam-pu-chia bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh và nhân đạo - viện trợ phát triển. Do vậy, bài viết cũng nêu và phân tích tiến trình phát triển mối quan hệ song phương này trên các khía cạnh khác nhau trong thời gian qua.
Số 2 (89)
Bán đảo Triều Tiên trong lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - Các vấn đề Quốc tế
Korean Peninsula in the Strategic Interest of America and China
Nằm ở vị trí quan trọng trên bàn cờ chiến lược quốc tế nên từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai đến nay, bán đảo Triều Tiên trở thành một điểm nóng thường trực trong tranh chấp quyền lực quốc tế. Có thể nói, Trung Quốc và Mỹ là hai nhân tố bên ngoài có ảnh hưởng nhiều nhất đến tình hình bán đảo này. Mỹ đã triển khai hàng loạt các biện pháp, chính sách tại Triều Tiên nhằm phục vụ cho chiến lược lãnh đạo toàn cầu. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên, Mỹ đã “chính thức hóa” sự hiện diện tại đây, trở thành nhân tố tạo nên sự phức tạp, bất ổn định của khu vực này. Khác với Mỹ, Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực Đông Bắc Á, ngay sát sườn bán đảo Triều Tiên, do đó, bất cứ một động thái nào ở bán đảo này, nhất là ở khu vực phía Bắc, đều có ảnh hưởng trực tiếp đến biên giới phía Đông Bắc của Trung Quốc. Nếu như Mỹ luôn phải “tạo cớ” để đứng chân và duy trì lực lượng quân sự tại đây, thì Trung Quốc chỉ cần “ngồi nhà” triển khai chiến lược của mình. Bài viết sau đây sẽ tìm hiểu sâu hơn về những lợi ích chiến lược của Mỹ và Trung Quốc tại bán đảo Triều Tiên.
Số 2 (77)
Biển Đông: Tìm kiếm một dàn xếp pháp lý mới nhằm tăng cường ổn định, hòa bình và hợp tác
Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế - Các vấn đề Quốc tế
The South China sea: Seeking a new Legal Arrangement for promoting stability, peace, and cooperation
Biển Đông từ lâu được xem là một trong những nguồn gốc chính của căng thẳng và bất ổn định trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Có nhiều nhân tố dẫn đến thực trạng đó. Thứ nhất, vị trí địa chiến lược của biển Đông. Nhân tố nữa là những tranh chấp lãnh thổ đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như đối với các khu vực hàng hải tại biển Đông. Nhân tố thứ ba là cuộc chạy đua giành quyền kiểm soát các tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này. Nhân tố thứ tư là sự phát triển của Luật Biển.
Biển Đông là một trong những biển nửa kín lớn nhất trên thê giới với diện tích 648.000 hải lý vuông, lớn gấp hai lần biển Hoa Đông. Biển Đông có nhiều đường hàng hải quan trọng chạy qua, nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Hơn một nửa vận tải hàng hải thế giới (về khối lượng) được chuyển qua biển Đông mỗi năm, đặc biệt là qua eo biển Malacca, eo biển đông đúc thứ hai trên thế giới. Một phần vận tải dầu bằng đường biển từ Trung Đông và châu Phi đi Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc được đưa qua vùng này.Tầm quan trọng của biển Đông có thể nhận thấy rất rõ khi tính đến yếu tố 90% ngoại thương của Trung Quốc là qua đường biển. Với các quốc gia vận tải biển đường dài quan trọng khác như Mỹ, Ấn Độ và Úc, duy trì tự do hàng hải của các tàu vận tải thương mại và tàu chiến tại biển Đông là điều đáng quan tâm. Nếu các đường vận tải hàng hải bị gián đoạn do xung đột vũ trang tại Trường Sa - khu vực biển Đông, hậu quả của các tranh chấp lãnh thổ hoặc tranh chấp quyền tài phán, thì lúc đó quyền lợi kinh tế của các quốc gia trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bao gồm cả Mỹ sẽ bị ảnh hưởng...
Những bài viết được quan tâm nhất
-
ASEAN - con đường 30 năm201508 Lượt xem
-
Tính chất đan xen trong quan hệ quốc tế60859 Lượt xem
-
Phong cách dân tộc Mỹ và Nga trong đàm phán quốc tế53129 Lượt xem
-
Quan điểm chủ nghĩa hiện thực về quan hệ quốc tế44553 Lượt xem
-
Tiếp cận an ninh con người ở Đông Nam Á22822 Lượt xem
-
Những trang cần bổ sung vào lịch sử ngoại giao22553 Lượt xem
-
Một nước Mỹ mới sau bầu cử Tổng thống21541 Lượt xem
-
Bài phát biểu nhân dịp 41 năm thành lập ASEAN20845 Lượt xem
-
Hội nghị Pốt-xđam : Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc20394 Lượt xem
-
Trung Quốc năm 1993: Một số thành tựu và vấn đề20101 Lượt xem
Giỏ hàng
Giỏ hàng hiện đang trống.
|
|
Xem giỏ hàng |