Friday, March 29, 2024
Số 4 (91)

Quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ trong thập niên đầu thế kỷ 21

Australia - India Relationship in the First Decade of the Twenty-First Century

Ngay từ trong Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Á đã trở thành mối quan tâm trong chính sách đối ngoại của Ô-xtrây-li-a. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, do ảnh hưởng của Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a và các quốc gia trong khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế. Chiến tranh lạnh kết thúc, nhận thấy tầm quan trọng của khu vực châu Á, Ô-xtrây-li-a đã bắt đầu đẩy mạnh chính sách hướng về châu Á của mình với mục tiêu hòa nhập vào nền kinh tế năng động nhất thế giới này. Trong khi đó, sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, Ấn Độ bắt đầu thực hiện chính sách cải cách kinh tế và trở thành nền kinh tế lớn thứ ba khu vực và thứ mười trên thế giới, đồng thời cũng là một cường quốc hạt nhân với sức mạnh quân sự lớn. Bên cạnh cải cách kinh tế, Ấn Độ cũng có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của mình, trong đó “chính sách Hướng Đông” là một trong những điều chỉnh có ý nghĩa nhất của Ấn Độ. Với sức mạnh kinh tế và quân sự, Ấn Độ đang được xem là một cường quốc đối trọng với Trung Quốc và Ô-xtrây-li-a cũng bắt đầu xem nước này là một đồng minh chiến lược mới của mình trong thế kỷ 21.
Từ những năm đầu thế kỷ 21, trước những lo ngại ngày càng tăng đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a đang hướng chính sách của mình tới Ấn Độ, một cường quốc mới ở châu Á, trong khi đó, Ấn Độ cũng có chung sự quan tâm với Ô-xtrây-li-a về nhân tố Trung Quốc. Trên cơ sở đó, hai nước đã trở thành đối tác quan trọng của nhau trong chính sách đối ngoại của mỗi bên và mối quan hệ Ô-xtrây-li-a - Ấn Độ nhanh chóng phát triển trên nhiều lĩnh vực. Bài viết này tập trung phân tích vị trí của Ấn Độ trong chính sách hướng về châu Á của Ô-xtrây-li-a, trên cơ sở đó góp phần phát triển quan hệ giữa Ô-xtrây-li-a và Ấn Độ lên tầm đối tác chiến lược.
Số 4 (63)

Quan điểm của Việt Nam đối với các văn kiện quốc tế về Chiến tranh hạt nhân

Vietnamese Positions on International Treaties on Nuclear Amarment during the Cold War

*Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, vũ trang hạt nhân là một trong những vấn đề nổi bật trong quan hệ đối ngoại giữa các nước lớn. Bước vào đầu thập niên 1960, cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân trên thế giới trở nên quyết liệt. Hoa Kỳ (1945), Liên Xô (1949), Anh (1952) và Pháp (1960) là những nước đã chế tạo được vũ khí hạt nhân, trong đó Hoa Kỳ và Liên Xô là hai cường quốc hạt nhân hàng đầu. Trung Quốc đến năm 1964 mới chế tạo được vũ khí hạt nhân. Trong thập niên 1970 và 1980, sự phổ biến của kỹ thuật hạt nhân và vũ khí hạt nhân ngày càng lan rộng.

Số 3 (7)

Thế kỷ 20 nói gì với chúng ta.

Issue 12

The Second National Conference: "Sovereignty disputes in South China Sea: History, geopolitics and international law" - Part II

On 26th April 2011, South China Sea Studies Program, Diplomatic Academy of Vietnam organized the Second National Conference on South China Sea titled "The Sovereignty Disputes in the South China Sea: History, Geopolitics and International Law” in Hanoi. This is an opportunity for scholars studying the South China Sea in the country to share information, and widely gather opinions, reviews, comments on the recent development and implications in the South China Sea.

Số 4 (83)

Thử bàn về cách tiếp cận "Mạng quan hệ quốc tế" thời toàn cầu hóa

An Attempt at “Global Network Modeling” in Globalization

Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ đối ngoại trở thành xu hướng chính sách được nhiều nước theo đuổi. Hầu hết các nước đều cố gắng tìm cách cải thiện quan hệ quốc tế của mình nhằm tạo ra các điều kiện và vị thế quốc tế tốt nhất để tồn tại và phát triển. Có nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của xu hướng này. Trước hết, “Chiến tranh lạnh” giữa hai phe, hai siêu cường đã chấm dứt, trào lưu hòa bình, hợp tác phát triển trở thành xu thế chủ đạo. Thứ hai, quá trình toàn cầu hóa sâu rộng làm gia tăng hơn bao giờ hết không gian và lĩnh vực quan hệ đối ngoại của các nước, làm cho sự tùy thuộc nhau giữa các quốc gia về an ninh và phát triển tăng lên rõ rệt. Và sau cùng, nhưng không phải tất cả, là sự xuất hiện ngày càng nhiều những vấn đề toàn cầu đòi hỏi các nước phải tăng cường hợp tác cùng tham gia xử lý.

Tuy nhiên, tình hình thế giới luôn biến đổi khó lường. Do đó, mỗi quốc gia khi mở rộng các hoạt động quốc tế thời toàn cầu hóa càng phải nâng cao khả năng “chơi cờ tổng hợp”, phải linh hoạt tối đa, phải nhìn xa trông rộng, căn cứ vào vị trí và lợi ích của mình mà tìm ra các giải pháp tối ưu nhất về chính sách đối ngoại. Hay nói cách khác là phải xử lý tổng hòa tốt nhất các mối quan hệ quốc tế (QHQT) trong một thế giới ngày càng đa dạng, phức tạp và biến đổi nhanh chóng.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday614
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1857
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6625
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297937

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System