Thursday, March 28, 2024

Nguyễn Phú Tân Hương

Dự thảo Bản ghi nhớ về Phát triển Năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình quy định: “Các bên tham gia Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) có quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, đồng thời, có nghĩa vụ hợp tác về kỹ thuật hạt nhân dân dụng”.  

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hầu hết các quốc gia đều ưu tiên phát triển kinh tế hiện nay, nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng. Trong khi đó, giá dầu trên thế giới, trong thời gian gần đây, liên tiếp lập những kỷ lục mới. Ngoài ra, thế giới đang phải đối mặt với tình trạng ngày một khan hiếm những nguồn nguyên nhiên liệu không thể tái tạo được và áp lực giảm hiệu ứng nhà kính… Vì thế, nhiều quốc gia đang cân nhắc kế hoạch phát triển năng lượng điện hạt nhân, nguồn năng lượng được đánh giá là sạch hơn và có thể phục vụ tốt hơn cho mục tiêu phát triển bền vững nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro như rò rỉ chất phóng xạ, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đề cập đến kế hoạch phát triển điện hạt nhân của các quốc gia Đông Nam Á và sẽ xem xét trường hợp cụ thể của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã chuẩn bị văn bản pháp lý, cơ sở vật chất, đào tạo nguồn lao động, vốn đầu tư và kỹ thuật như thế nào để xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên năm 2014 tại tỉnh Ninh Thuận? Hiệp định về xây dựng khu vực Đông Nam Á không có vũ khí hạt nhân còn hiệu lực hay không khi nhiều quốc gia trong khu vực đang lên kế hoạch phát triển chương trình điện hạt nhân, đặc biệt là những cáo buộc Mi-an-ma đang theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân? Cuối cùng, người viết sẽ cố gắng tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi “Việc phát triển điện hạt nhân ở khu vực Đông Nam Á có thể tăng cường được an ninh con người không?”



Có thể nói, từ sau Chiến tranh lạnh, mối quan hệ Mỹ - ASEAN giai đoạn từ 2009 đến nay là nồng ấm nhất. Nếu như trong thập kỷ 90 của thế kỷ XX, quan hệ này không mấy phát triển, lý do chủ yếu là Mỹ gần như “bỏ quên” khu vực Đông Nam Á mà ưu tiên cho khu vực Trung Đông, thì đến năm 2012, mối quan hệ Mỹ - ASEAN đã được nâng cấp lên tầm đối tác chiến lược. Kể từ khi nhậm chức, vị Tổng thống thứ 44 của nước Mỹ Barack Obama đã có những động thái tích cực thúc đẩy mối quan hệ Mỹ - ASEAN phát triển, đồng thời, tái khẳng định cam kết của Mỹ tăng cường can dự với Đông Nam Á. Trong bối cảnh tương quan so sánh lực lượng ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhanh chóng, Mỹ xem Đông Nam Á có tầm quan trọng chiến lược đặc biệt và ASEAN là hạt nhân và động lực chủ đạo cho các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực. Trong mối quan hệ giữa nước lớn và nước nhỏ, thông thường, nước lớn bao giờ cũng giữ vị thế chi phối hơn, song ASEAN - tập hợp của 10 quốc gia vừa và nhỏ ở khu vực Đông Nam Á - vẫn có những chủ động nhất định trong quan hệ đối ngoại của mình. Nhìn chung, ASEAN cố giữ vị trí “cân bằng một cách tương đối” trong quan hệ với các nước lớn. Khi người láng giềng khổng lồ - Trung Quốc - không ngừng lớn mạnh cả về kinh tế, quân sự và ngày càng thể hiện tham vọng mở rộng ảnh hưởng ra khu vực Đông Nam Á, ASEAN tích cực lôi kéo Mỹ “dính líu” và “can dự” nhiều hơn vào khu vực. Tuy nhiên, ASEAN sẽ không ngả theo một nước lớn nào nhằm chống lại sự nổi lên của một nước lớn khác và có khả năng đe dọa đến an ninh của các nước láng giềng (theo thuyết “cân bằng lực lượng”) và ASEAN cũng sẽ không ngả hẳn theo cường quốc mới nổi lên đó theo thuyết “phù thịnh”.

Ethnic conflicts between ethno-Buddhists and Muslim Rohingya that broke out in Rakhine State in 2012 haveprompted a massive wave of Rohingya migrants across Southeast Asia. The Rohingya migration crisis happened atthe time when ASEAN was praised as a successful regional organization in the Asia-Pacific region for its seniority as well as its efforts in introducing the ASEAN Human Rights Declaration and establishing the ASEAN Community with three key pillars; namely, the ASEAN Political-Security Community (APSC), the ASEAN Economic Community (AEC), and the ASEAN Socio-Cultural Community (ASCC). Particularly, ASCC aims at building a people-centered and people-oriented ASEANthat indicates ASEAN’s aspiration to protect human rights and promote social welfare. It is no doubt that the Rohingya incident is a test to ASEAN’s reputation and will be a test of whether such a regional Community is able to solve its own regional issue. Given that context, thisarticle examines the role of ASEAN in dealing with this regional problem and will argue that ASEAN has proved to be rather incompetent. It’s unlikely that ASEAN will have a collectively adequate response and a decisive solution for the crisis in the near future because of challenges regarding ASEAN norms, internal and external factors, and differences in the priorities of its member countries.

Keywords: ASEAN, Rohingya, Myanmar, Muslim, ethnic conflict, migration.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday287
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1059
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5827
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297139

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System