Friday, March 29, 2024
Số 2 (17)

Việt Nam và vấn đề gia nhập WTO

Số 3 (74)

Việt Nam với hợp tác, liên kết ASEAN trong lĩnh vực chính trị - an ninh

Vietnam and ASEAN’s Political - Security Cooperation.

*)Nhận thức ngày càng rõ tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực, từ sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam tiếp tục kiên trì đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, song vẫn dành ưu tiên cao cho hợp tác khu vực cả trên bình diện đa phương và song phương. Việt Nam đã ngày càng tham gia tích cực và đầy đủ vào mọi hoạt động của ASEAN, có những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực hợp tác, liên kết chính của ASEAN, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc để ASEAN đi đến quyết định lịch sử tiến tới xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.

Hơn một thập niên gia nhập ASEAN, Việt Nam đã cùng với các nước thành viên khác tạo ra lợi thế để phát huy nội lực của Hiệp hội trong hợp tác về chính trị, an ninh. Việt Nam thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ cam kết và trách nhiệm của một nước thành viên, chủ động đưa ra những sáng kiến nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của ASEAN. Nhờ vậy, ASEAN cũng nâng cao được vai trò và vị trí của mình với tư cách là một tổ chức khu vực, thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở Đông Nam Á, châu á - Thái Bình Dương (CA-TBD) và trên thế giới...

 
Số 4 (87)

Xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nước thành viên ASEAN: Bước chủ động, tích cực mới của Việt Nam trong xây dựng Cộng đồng ASEAN?

Building Strategic Partnership with ASEAN Members: Further Pro-active Move in the Building of ASEAN Community?

Trong bối cảnh ASEAN đang dành ưu tiên cho việc gấp rút triển khai các chương trình hành động chung nhằm hoàn tất kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, theo đó mọi thành viên ASEAN đều bình đẳng và có nghĩa vụ đóng góp như nhau vào tiến trình xây dựng Cộng đồng này, việc thúc đẩy nâng tầm quan hệ đối tác song phương giữa Việt Nam với một số nước thành viên chọn lọc nên được triển khai để các nước thấy rằng Việt Nam tiếp tục đóng góp một cách tích cực và có trách nhiệm trong việc củng cố sự đoàn kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh. Bài viết này nêu lên một vài suy nghĩ cá nhân xung quanh chủ đề này.

Số 3 (90)

Đẩy mạnh truyền thông quốc tế về trụ cột văn hóa - xã hội nhằm thúc đẩy giao lưu, hợp tác cộng đồng ASEAN

Stepping up International Information on Social - Cultural Pillar - Promoting Exchanges and Cooperation among ASEAN Members

Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN thì Cộng đồng Văn hóa - Xã hội đang ngày càng được quan tâm chú ý và cùng với trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế tương tác, hỗ trợ nhau để khu vực phát triển thịnh vượng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 (tổ chức ngày 1/3/2009, tại Hua Hin, Thái Lan) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với sáu lĩnh vực trọng tâm cần triển khai thực hiện. Với Kế hoạch ASCC đồ sộ được bắt đầu thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phần với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều công việc trong lộ trình. Tuy nhiên, để các chủ trương, kế hoạch, mục tiêu đó được đông đảo công chúng trong cả khu vực ASEAN thấu hiểu, tham gia thì rõ ràng hoạt động truyền thông quốc tế (TTQT) với các phương tiện báo chí chủ đạo phải tích cực tác nghiệp, quảng bá nhiều hơn, góp phần tổ chức thực hiện sâu rộng, phối hợp quản lý, trao đổi kinh nghiệm, PR… mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy, bài viết này tổng kết một số thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã hội trong nội khối và với các đối tác. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác TTQT về ASCC.

Số 5 (48)

Đông Nam Á sau 11 - 9 - 2001

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday655
mod_vvisit_counterYesterday471
mod_vvisit_counterThis week1898
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month6666
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297978

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System