Tuesday, March 19, 2024
Số 1 (80)

Ba-rắc Ô-ba-ma: Một năm đầy thử thách

Barrack Obama: A Challenging Year

Như thông lệ suốt 220 năm qua, ngày 27/01 vừa qua Ba-rắc Ô-ba-ma (Barrack Obama), Tổng thống thứ 44 của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã đọc Thông điệp về tình trạng Liên bang. Đây là Thông điệp đầu tiên của ông sau một năm tại vị. Điều mà người ta chú ý là khác với các vị Tổng thống trước đây, Ô-ba-ma đã đề cập rất ít về đối ngoại, vốn là mặt mà ông được dư luận thế giới ca ngợi nhất, mà giành cả một giờ đồng hồ để tập trung nói về những khó khăn kinh tế của nước Mỹ. Chính quyền của ông đã và đang ra sức tháo gỡ những khó khăn này trong đó có kế hoạch cắt giảm ngân sách, hỗ trợ tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ, giúp đỡ tầng lớp trung lưu và tạo công ăn việc làm cho người Mỹ mà theo ông thì hiện nay cứ 10 người lại có 1 người không có việc làm. Theo điều tra của hãng NIELSE, đã có 48 triệu người Mỹ đón nghe Thông điệp này của Ô-ba-ma. Theo thăm dò của hãng CBS thì có tới 83% người nghe đã nhất trí với các giải pháp mà Ô-ba-ma đã đề xuất, chỉ có 17 % không tán thành. Như vậy có thể thấy Ô-ba-ma đã nói đúng những vấn đề hiện nay nhân dân Mỹ đang quan tâm. Đây cũng chính là những vấn đề đã làm cho uy tín của ông trong năm đầu tiên ở Nhà trắng sụt giảm từ 67 - 68% còn dưới 50% và Đảng Dân chủ đã bị thất bại trong các cuộc bầu cử ở các bang New Jersey, Virginia và nhất là ở bang Massachusets - vốn là lãnh địa của Đảng Dân chủ suốt nhiều thập kỷ. Thất bại ở bang này làm Đảng Dân chủ mất đa số ghế ở Thượng viện - nơi rất cần thiết cho việc thông qua nhanh chóng các đạo luật quan trọng đối với kế hoạch cải cách của Ô-ba-ma.

Để có thể thấy được những gì mà Ô-ba-ma đã làm được và chưa làm được, thậm chí bị thất bại trong năm đầu tiên tại Nhà Trắng có lẽ cần có cách nhìn khách quan hơn. 

Số 2 (89)

Bàn về quan hệ giữa Cam-pu-chia và Mỹ

On Cambodia - United States Relations

Mỹ bắt đầu thiết lập quan hệ ngoại giao với Cam-pu-chia vào năm 1950 khi Cam-pu-chia trở thành một quốc gia liên kết trong khối Liên hiệp Pháp. Quan hệ Mỹ - Cam-pu-chia trải qua nhiều thay đổi và trở nên xấu đi từ những năm 1960 với việc Mỹ can thiệp vào miền Nam Việt Nam và Cam-pu-chia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Mỹ vào tháng 5/1965. Quan hệ ngoại giao song phương được nối lại vào tháng 7/1969, bị gián đoạn sau khi Khơme Đỏ giành chính quyền vào tháng 4/1975 và tiếp tục được nối lại năm 1991.
Bài viết này sơ lược về tác động của các yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến quan hệ giữa Mỹ và Cam-pu-chia giai đoạn từ năm 1991, tức là từ sau khi có một thỏa thuận quốc tế về việc chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hơn một thập kỷ ở nước này. Quan hệ song phương giữa Mỹ và Cam-pu-chia bao gồm nhiều lĩnh vực như chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh và nhân đạo - viện trợ phát triển. Do vậy, bài viết cũng nêu và phân tích tiến trình phát triển mối quan hệ song phương này trên các khía cạnh khác nhau trong thời gian qua.

Số 4 (75)

Bong bóng kép tài chính - bá quyền Mỹ

Double Bubbles: US Finance and Hegemony

Giai đoạn sau khi Liên Xô sụp đổ và Chiến tranh lạnh kết thúc thường được nhiều người đồng nhất với “khoảnh khắc đơn cực” của Mỹ. Trên thực tế, thập niên 1990-2000 là một trong những thời kỳ hiếm hoi Mỹ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và kéo dài nhất, đồng thời theo đuổi đường lối đối ngoại đa phương và ôn hoà hiếm có. Một mặt, đây là giai đoạn Mỹ giảm mạnh chi phí quân sự (từ mức 430 tỷ USD vào cuối thập niên 1980 xuống mức 300 tỷ USD vào giữa thập niên 1990). Các chiến dịch quân sự của Mỹ trong thời kỳ này đều hạn chế về quy mô và thời gian. Việc bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Việt Nam cũng được thực hiện vào giai đoạn này. Mặt khác, Mỹ dựa chủ yếu vào các định chế quốc tế trong việc duy trì trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh. Liên Hợp Quốc (LHQ) được đề cao, GATT nâng cấp thành WTO, WB và IMF có quyền lực lớn đối với các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi. Tất cả những điều này đã giúp thế giới “hạ cánh mềm” sau sự sụp đổ của trật tự đối đầu lưỡng cực kéo dài 55 năm. Chiến lược An ninh quốc gia “Can dự và Mở rộng” của Mỹ dưới thời Tổng thống Bill Clinton đầy tham vọng nhưng nhìn chung không đưa tới căng thẳng lớn trên thế giới...



Số 1(16)

Bức tranh Mỹ Latinh 1996

Số 4 (87)

Chính sách đối ngoại của Mỹ kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc: Hướng tiếp cận và một số vấn đề lý thuyết

U.S Foreign policy since the End of the Cold war: Approaches and theoretical Matters

Đồ thị sức mạnh của Mỹ trong 20 năm qua có lúc đi lên nhưng nhìn chung giảm dần xuống một cách tương đối. Chính phủ Mỹ đang nợ người dân Mỹ và thế giới hàng chục nghìn tỷ đô la và do vậy không còn cách nào khác về dài hạn phải giảm giá đồng đô la, biểu tượng sức mạnh tài chính - tiền tệ Mỹ, để giảm áp lực nợ nần. Trong khi đó nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng liên tục khoảng 10%/năm trong vòng hai thập kỷ qua. Nhìn bề ngoài, dường như mọi nhận định sẽ cho rằng chính sách đối ngoại Mỹ phải tập trung ngăn chặn tình huống này, đồng thời đối phó với vô số những thách thức như chủ nghĩa khủng bố, tình hình Trung Đông, và nhiều điểm nóng khác trên thế giới. Trên thực tế và về lý thuyết, câu chuyện phức tạp hơn như vậy bởi động lực quyết định nội dung, tính chất của chính sách đối ngoại Mỹ dường như không bắt nguồn từ những thách thức đó.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday72
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week229
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3960
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295272

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System