Tuesday, March 19, 2024
Số 1 (128)

40 NĂM CÔNG ƯỚC LUẬT BIỂN 1982: Ý NGHĨA CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẮT BUỘC ĐỐI VỚI TRẬT TỰ TRÊN BIỂN DỰA TRÊN LUẬT PHÁP QUỐC TẾ

Năm 1982, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Luật Biển lần III đã thông qua Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), xác lập khuôn khổ pháp lý toàn cầu cho tất cả các hoạt động trên biển và đại dương. Nhằm duy trì tính toàn vẹn của UNCLOS, bảo đảm Công ước được thực thi nhất quán và thúc đẩy việc sử dụng biển hoà bình, Hội nghị đã xây dựng cơ chế bắt buộc để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Bài viết phân tích tính chất, đặc điểm, tìm hiểu thực tế sử dụng và hiệu quả của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS trong 40 năm qua, từ đó đánh giá ý nghĩa của cơ chế giải quyết tranh chấp của UNCLOS đối với việc thúc đẩy trật tự trên biển dựa trên luật pháp quốc tế.

Số 3 (114)

Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Pháp: Nội hàm và nguyên nhân

Pháp - nền kinh tế lớn thứ sáu trên thế giới, đầu tàu của Liên minh châu Âu (EU), một thành viên của nhóm G7, thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc - ngày càng quan tâm và tăng cường hiện diện tại châu Á nói chung và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng. Sau gần nửa thế kỷ vắng bóng, Pháp đang quay trở lại châu Á, nơi Pháp đã xây dựng hệ thống thuộc địa trong thế kỷ XIX cho đến những năm 1950, với nhiều động thái tích cực như hàng loạt tuyên bố mạnh mẽ của giới tinh hoa Pháp về tình hình an ninh khu vực, triển khai tàu và máy bay thực hiện quyền tự do trên biển và trên không tại Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương… Tuy nhiên, đây không phải là một quyết định nhất thời mà là một quá trình định hình tiệm tiến và thận trọng. Bài báo sẽ lý giải những động cơ thúc đẩy sự tích cực của Pháp tại châu Á nói chung và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói riêng.

Số 3 (114)

Hợp tác Mê Kông - Lan Thương: Những nhân tố tác động và triển vọng phát triển

Cơ chế Hợp tác Mê Kông - Lan Thương chính thức được thành lập cách đây hơn hai năm và đã nhanh chóng trở thành một cơ chế hợp tác năng động nhất ở tiểu vùng Mê Kông. Đây là cơ chế hợp tác có sự tham gia của tất cả các nước trong tiểu vùng, với các trụ cột, lĩnh vực ưu tiên hợp tác rộng, đặc biệt là cam kết hỗ trợ tài chính mạnh mẽ từ Trung Quốc. Sự phát triển nhanh của Hợp tác Mê Kông - Lan Thương là vấn đề quan tâm của các nước thành viên, thu hút sự chú ý của các nước liên quan. Bài viết sẽ phân tích lợi ích, mục tiêu của các nước khi tham gia Hợp tác Mê Kông - Lan Thương và những xu hướng phát triển lớn có tác động đến hợp tác tiểu vùng. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra một số nhận định về triển vọng phát triển của Hợp tác Mê Kông - Lan Thương trong thời gian tới.

Số 1 (128)

LẬP TRƯỜNG CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI SỰ KIỆN HOÀNG SA 1974 VÀ PHẢN ỨNG NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA: TIẾP CẬN TỪ TÀI LIỆU LƯU TRỮ CỦA BỘ NGOẠI GIAO PHÁP

Từ cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, Trung Quốc liên tục đưa ra những đòi hỏi thể hiện lập trường và yêu sách vô lý về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động xâm lược Hoàng Sa vào tháng 1/1974 của Trung Quốc là một trong những sự kiện hiện thực hoá chính sách bành trướng lãnh thổ trái phép của nước này ở Biển Đông, vi phạm luật pháp quốc tế và chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. Ngay khi Trung Quốc xâm lược, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã gửi kháng nghị đến Liên Hợp Quốc, SEATO và các bên liên quan nhằm phản đối hành động của Trung Quốc đồng thời đề nghị đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, các đề nghị này không được chấp thuận. Về phía Trung Quốc, nước này tiếp tục khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, tiến hành các hoạt động ngoại giao với các bên liên quan để ngăn không đưa vấn đề ra Liên Hợp Quốc. Quá trình này được làm rõ hơn thông qua tiếp cận tài liệu lưu trữ của Bộ Ngoại giao Pháp, đặc biệt là các báo cáo, điện tín của đại diện ngoại giao Pháp tại Liên Hợp Quốc, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam Cộng hòa.

Số 2 (129)

Sáng kiến an ninh toàn cầu: Nước đi mới của Trung Quốc trên bàn cờ địa chính trị

Ngày 21/4/2022, tại lễ khai mạc Hội nghị thường niên Diễn đàn Bác Ngao, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố Sáng kiến An ninh Toàn cầu (GSI), trong đó "an ninh không thể chia cắt" là một trong những nguyên tắc then chốt. Nhiều câu hỏi được đặt ra xoay quanh nội hàm và những tính toán chiến lược của Trung Quốc đằng sau GSI, cùng với những hàm ý mà sáng kiến này đặt ra đối với các vấn đề khu vực. Bài viết lập luận rằng, GSI thể hiện nhiều bước chuyển mới trong nhận thức của lãnh đạo Trung Quốc về an ninh trước những biến động khó lường của tình hình quốc tế.  Điều này hàm ý trực tiếp đến vấn đề tranh chấp Biển Đông, nơi Trung Quốc vừa muốn kiểm soát, lại vừa muốn xây dựng giải pháp hòa bình mới với tư cách một nước lớn có trách nhiệm nhằm gạt bỏ sự can dự và ảnh hưởng của Mỹ.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday111
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week268
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3999
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295311

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System