Thursday, March 28, 2024

Phạm Bình Minh

*Tình hình thế giới

Năm 2007, thế giới toàn cảnh là bức tranh xen lẫn hai mảng sáng, tối. Nhìn tổng thể, hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển tiếp tục là xu hướng lớn, song tình hình chính trị-an ninh thế giới có thể nói vẫn trong trạng thái diễn biến khó lường: đa số các điểm nóng ở mọi khu vực trên thế giới đều còn căng thẳng; xu hướng tăng cường sức mạnh quân sự, quốc phòng ngày càng rõ rệt ở một số khu vực. Cục diện thế giới chủ yếu vẫn do các nước lớn chi phối song các nước đang phát triển tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều diễn đàn để chống lại xu hướng cường quyền và bảo vệ lợi ích chung.

Điểm tối không chỉ là Vòng đàm phán Doha của WTO rơi vào bế tắc, mà còn là việc khủng bố và tình hình bạo lực ở I-rắc, Áp-ga-ni-xtan và nhiều nơi trên thế giới vẫn tiếp diễn nghiêm trọng.

Hai vấn đề liên quan đến phổ biến vũ khí hạt nhân diễn biến theo hai hướng trái ngược nhau. Trong khi vấn đề hạt nhân ở bán đảo Triều Tiên có chuyển biến tích cực sau nhiều vòng đàm phán thì việc giải quyết vấn đề hạt nhân ở I-ran vẫn còn bế tắc. I-ran kiên trì theo đuổi chương trình hạt nhân trong khi Mỹ và phương Tây tiếp tục thúc đẩy các nghị quyết cấm vận chống I-ran ở Liên Hợp Quốc và đe dọa dùng vũ lực để giải quyết khủng hoảng.

Chính trường quốc tế chứng kiến các diễn biến đầy kịch tính: khủng hoảng chính phủ ở nhiều nước thuộc các châu lục khác nhau; chuyển tiếp và thay đổi lãnh đạo ở nhiều nước lớn, trào lưu các đảng cánh tả và cánh hữu ở châu Âu tập hợp nhau lại trong khi các đảng lớn tranh giành khối cử tri trung dung; sự giã từ quyền lực của nhiều chính trị gia hàng đầu thế giới...



45 năm trước đây, tại Băng Cốc, ngày 8/8/1967 Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã tuyên bố ra đời, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng, mở ra một giai đoạn hợp tác mới của các nước Đông Nam Á, là tiền đề quan trọng cho tiến trình xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày hôm nay. Ngay từ khi thành lập, ASEAN đã đặt mục tiêu cao cả là ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hóa, tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các nước thành viên cũng như thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực. Bài viết này tổng kết chặng đường 45 năm phát triển của ASEAN với những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực liên kết, hợp tác khu vực và đề cập đến những đóng góp quan trọng của Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển Cộng đồng ASEAN.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 đã nêu rõ chủ trương “triển khai đồng bộ, toàn diện hoạt động đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế”.
Đây là quyết sách chính trị quan trọng, là định hướng mới trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta khi đất nước bước sang thời kỳ chiến lược mới, phản ánh bước phát triển mới trong tư duy đối ngoại của Đảng trên cơ sở nhận thức sâu sắc về các xu thế lớn của thời đại và thực tiễn cách mạng nước ta, phù hợp với thế và lực mới của đất nước, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc.
Bài viết này tập trung vào ba nội dung lớn sau: Thứ nhất, một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc triển khai chủ trương hội nhập quốc tế của Đại hội Đảng lần thứ XI; Thứ hai, kiểm điểm một số công việc lớn liên quan đến triển khai chủ trương hội nhập quốc tế từ sau Đại hội Đảng XI đến nay; Thứ ba, một số nội dung quan trọng được kiến nghị trong dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội nhập quốc tế.
tgvncomvn
(Nguồn ảnh: tgvn.com.vn)

317 bt ngvn

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh (Nguồn ảnh: Báo Thế giới & Việt Nam)

Năm 2012 là năm thứ hai triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đan xen cả thách thức và cơ hội, công tác đối ngoại của Đảng và Nhà nước đã được triển khai một cách đồng bộ, toàn diện, tiếp tục đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần giữ vững môi trường hòa bình, ổn định phục vụ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bài viết này đưa ra những đánh giá chung về tình hình thế giới, công tác đối ngoại của Việt Nam năm 2012 và 10 định hướng công tác đối ngoại của nước ta trong năm 2013.

 

Ngày 28 tháng 8 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Tuyên cáo thành lập Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời đánh dấu sự ra đời của ngành Ngoại giao. Nhìn lại chặng đường 68 năm thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng và Bác Hồ, chúng ta tự hào về những chiến công và thành tích mà các thế hệ đi trước của ngành Ngoại giao đã đạt được. Bài viết này nhằm điểm lại các thành tựu lớn của ngành Ngoại giao Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ cũng như trong giai đoạn hiện nay.

     Phạm Bình Minh

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao

Kính thưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam,

Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,

Kính thưa các đồng chí nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ,

Thưa các vị đại biểu, các vị khách quý,

Thưa toàn thể các đồng chí,

Theo truyền thống Ngành, hôm nay Bộ Ngoại giao tổ chức Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 với chủ đề “Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”. Đây là dịp để ngành Ngoại giao kiểm điểm, đánh giá việc triển khai đường lối đối ngoại và chủ trương hội nhập quốc tế trong nửa đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng XI, tiếp tục xác định các biện pháp toàn diện, hiệu quả để thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng trong các năm tới.

Hội nghị rất vinh dự và nhiệt liệt chào mừng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thứ Ban Chấp hành Trung ương Đảng đến dự và chỉ đạo hội nghị. Sự có mặt của đồng chí Tổng Bí thư là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với toàn thể cán bộ, nhân viên của ngành Ngoại giao, đồng thời thể hiện sự quan tâm, chỉ đạo sâu sắc của Đảng đối với công tác đối ngoại. Chúng ta nhiệt liệt chào đón các đồng chí Lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, các vị khách quý đại diện các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương và hơn 700 đại biểu là Trưởng Cơ quan đại diện tại nước ngoài, cán bộ ngoại giao, cán bộ ngoại vụ địa phương, đại diện các cơ quan thông tấn, báo chí và một số tập đoàn kinh tế lớn tới dự hội nghị. Chúng ta vui mừng chào đón các đồng chí nguyên Bộ trưởng, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao các thời kỳ, các cán bộ lão thành trong ngành Ngoại giao Việt Nam. Các đồng chí luôn tiếp tục theo dõi, đồng hành và truyền nhiệt huyết tới các thế hệ cán bộ kế cận ngành ngoại giao.

Thưa các đồng chí,

Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều chuyển biến quan trọng.

Ở trong nước, đất nước ta đã bước vào thời kỳ then chốt của việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020, mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020 và đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.  

Trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm, khủng hoảng tài chính, nợ công trên thế giới, cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực, tác động bất lợi đến kinh tế - xã hội nước ta, song đất nước đã được kết quả quan trọng về kinh tế, xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, nền kinh tế nước ta tiếp tục phải đối phó với rất nhiều khó khăn, thử thách.

Trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, nhưng tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp. Xung đột vũ trang, tranh chấp tài nguyên, chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, xung đột sắc tộc, tôn giáo, hoạt động can thiệp, lật đổ, ly khai, khủng bố tiếp tục gia tăng. Cục diện thế giới đa cực ngày càng rõ nét. Các nước lớn vừa hợp tác, vừa đấu tranh, cạnh tranh kiềm chế lẫn nhau, mà trọng điểm là khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, thách thức an ninh phi truyền thống, đặc biệt là thiên tai, an ninh mạng, ngày càng quyết liệt hơn. Các thách thức chính trị - an ninh đa chiều đã và đang tác động trực tiếp đến môi trường an ninh và phát triển của nước ta.

Những kết quả ngành Ngoại giao đã đạt được kể từ Hội nghị Ngoại giao 27

Trong hai năm qua, kể từ Hội nghị Ngoại giao 27 đến nay, chúng ta đã tích cực triển khai đồng bộ, toàn diện đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XI và đạt được một số kết quả quan trọng.

Ngoại giao chính trị đã được triển khai tích cực, đưa quan hệ với các đối tác quan trọng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả, ổn định và lần đầu tiên xác lập khuôn khổ quan hệ với toàn bộ các đối tác quan trọng. Trong năm 2013 chúng ta đã thiết lập thêm 5 quan hệ Đối tác chiến lược và 2 quan hệ Đối tác toàn diện, đến nay Việt Nam đã thiết lập được 13 quan hệ Đối tác chiến lược và 11 quan hệ Đối tác toàn diện, trong đó có 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc; những đối tác quan trọng trên thế giới như Nhật Bản, Ấn Độ, Đức, Hàn Quốc; những nước nòng cốt trong ASEAN như In-đô-nê-xi-a, Xinh-ga-po, Thái Lan; quan hệ với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực châu Phi, Mỹ La-tinh tiếp tục được củng cố và mở rộng.

Trong tiến trình tham gia sâu vào hội nhập quốc tế, chúng ta kiên trì nguyên tắc “lợi ích dân tộc là cao nhất”, vừa hợp tác vừa đấu tranh. Ngoại giao đã đóng góp vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho phát triển đất nước.

Ngoại giao kinh tế đã hỗ trợ đắc lực cho việc thực hiện Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch 5 năm 2011 - 2015; đã chủ động nghiên cứu, dự báo các xu hướng phát triển lớn và kinh nghiệm của các nước để góp phần tham mưu cho Chính phủ trong điều hành và ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu nền kinh tế. Chúng ta cũng đẩy mạnh công tác vận động chính trị - ngoại giao, tạo thuận lợi cho quá trình đàm phán các Hiệp định thương mại tự do then chốt và công nhận quy chế kinh tế thị trường, tranh thủ ODA, thu hút FDI. Trong hai năm qua, chúng ta đã vận động thêm được 14 nước, nâng tổng số nước công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam lên 43 nước, trong đó có 8 nước G20. Hiện nay, ta đang đàm phán 6 Hiệp định khu vực mậu dịch tự do với các đối tác quan trọng trong các khuôn khổ đa phương và song phương, trong đó có các nền kinh tế lớn nhất thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu (EU)... Bên cạnh hợp tác, chúng ta cũng kịp thời đấu tranh với các hành vi bảo hộ, phân biệt đối xử trong quan hệ thương mại, góp phần bảo vệ nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta trong các vụ kiện chống bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu...

Ngoại giao đa phương triển khai mạnh mẽ chủ trương hội nhập quốc tế, đã chuyển từ tham gia sang giai đoạn chủ động, tích cực đề xuất sáng kiến và đóng góp thực chất với trách nhiệm cao trong các vấn đề an ninh, phát triển chung của khu vực và thế giới, góp phần nâng cao vị thế đất nước ở khu vực và trên thế giới.

Ở tầm khu vực, chúng ta đã phát huy tư thế của một thành viên có trách nhiệm, góp phần đẩy mạnh xây dựng Cộng đồng ASEAN, củng cố đoàn kết và tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong các vấn đề khu vực, thúc đẩy thực hiện DOC và tham vấn giữa ASEAN - Trung Quốc về Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC).

Trên bình diện quốc tế, việc Việt Nam quyết định tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với số phiếu cao nhất, được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Thống đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) và lần đầu tiên được bầu vào Ủy ban liên Chính phủ của Công ước 1972 về Di sản thế giới của Tổ chức UNESCO, đã nâng cao thêm uy tín và vị thế của nước ta trên thế giới. Trong tầm nhìn dài hạn, chúng ta đã từng bước xây dựng kế hoạch tổng thể cho việc đăng cai tổ chức Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017, ứng cử vào ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021.

Ngoại giao văn hóa đã góp phần tích cực vào việc tuyên truyền, quảng bá, nâng cao hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên thế giới, vận động UNESCO công nhận nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của Việt Nam là di sản văn hóa thế giới.

Công tác biên giới lãnh thổ được triển khai hiệu quả, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền ở Biển Đông.

Công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã quan tâm hỗ trợ bảo vệ quyền lợi chính đáng của bà con kiều bào ta gặp khó khăn ở nước ngoài, động viên khuyến khích đồng bào gìn giữ phong tục, nuôi dưỡng bản sắc dân tộc, hướng về quê hương, đất nước. Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị tiếp tục được thể chế hóa bằng các biện pháp, chính sách cụ thể tạo thuận lợi hơn nữa cho đồng bào, kiều bào ta ở nước ngoài về nước làm ăn, thăm thân và sinh sống, góp phần xây dựng Tổ quốc.

Công tác bảo hộ công dân ngày càng được coi trọng khi nước ta mở cửa và hội nhập ngày một sâu rộng với thế giới. Chúng ta đã kịp thời bảo hộ cho đồng bào ta khi gặp những rủi ro, nguy hiểm ở những điểm nóng, những vùng có thảm họa thiên tai. Chúng ta cũng chủ động kết hợp cả hợp tác và đấu tranh để bảo vệ các quyền lợi chính đáng của công dân, ngư dân và người lao động ta ở nước ngoài.

Công tác thông tin đối ngoại có nhiều cải tiến, góp phần tạo đồng thuận xã hội về những vấn đề phức tạp; chuyển đi những thông điệp chính xác để cộng đồng quốc tế hiểu đúng và ủng hộ các đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kiên quyết đấu tranh đối với những hành động vi phạm chủ quyền biển đảo và những luận điệu xuyên tạc về dân chủ, nhân quyền và tôn giáo.

Những thành tựu trên không thể không có sự đóng góp rất quan trọng của công tác xây dựng ngành. Từ sau Hội nghị Ngoại giao 27 đến nay, Bộ Ngoại giao đã tập trung cho công tác xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ như yêu cầu của đồng chí Tổng Bí thư tại Hội nghị Ngoại giao 27 về việc đào tạo lực lượng cán bộ có “đủ bản lĩnh, năng lực, phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ mới, trung thành với lợi ích quốc gia, dân tộc”.

Bộ Ngoại giao đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, biện pháp đào tạo và đào tạo lại cán bộ theo hướng thực sự chuyên nghiệp, có trình độ cao, bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng ngày càng tốt nhiệm vụ đối ngoại trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Những kết quả về đối ngoại và hội nhập quốc tế có được trước hết là có đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng ta, sự chỉ đạo sát sao và tham gia trực tiếp của Bộ Chính trị, các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các lực lượng làm công tác đối ngoại, giữa Ngoại giao Nhà nước với đối ngoại Đảng, đối ngoại Quốc hội, đối ngoại nhân dân; giữa ngoại giao với quốc phòng - an ninh, với các bộ, ban, ngành ở trung ương, và với các tỉnh thành trong cả nước; tạo thành một mặt trận thống nhất, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc.

Thưa các đồng chí

Những thành tựu đạt được là rất quan trọng, song chặng đường phía trước còn nhiều khó khăn, thử thách, đòi hỏi ngành Ngoại giao phải nỗ lực, phấn đấu cao hơn nữa, xứng tầm với vị thế của đất nước.

Trong những năm tới, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, đặt ra cho chúng ta những cơ hội to lớn nhưng thách thức cũng không kém phần gay gắt. Tuy nhiên, chúng ta có thế mạnh cơ bản là tinh thần yêu nước, chính trị - xã hội ổn định, sau gần 30 năm Đổi mới, thế và lực của nước ta đã mạnh hơn. Những thành tựu đối ngoại của những năm qua đã tạo thêm thuận lợi mới; có thể nói chưa bao giờ trong lịch sử của nước Việt Nam hiện đại, nước ta có điều kiện thuận lợi như hiện nay trong quan hệ với các nước trên thế giới.

Những vấn đề Hội nghị Ngoại giao 28 đi sâu thảo luận

Để tiếp tục thực hiện thắng lợi đường lối của Đại hội Đảng XI, Hội nghị Ngoại giao 28 với chủ đề “Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế” sẽ tập trung đi sâu thảo luận các vấn đề sau:

Thứ nhất, về tình hình khu vực và thế giới, dự báo sát các xu thế phát triển trong ngắn hạn và tầm nhìn 5-10 năm tới; nâng cao hơn nữa chất lượng nghiên cứu, tham mưu; đánh giá và dự báo sát hơn những điều chỉnh chính sách của các nước láng giềng và các nước lớn, những tác động đối với môi trường an ninh và phát triển của ta.

Thứ hai, về ngoại giao chính trị, trên cơ sở mạng lưới các khuôn khổ đối tác, tới đây chúng ta cần xác định rõ các mục tiêu ưu tiên và biện pháp then chốt để đưa quan hệ của ta với các đối tác tiếp tục phát triển đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Thứ ba, về hội nhập quốc tế và ngoại giao đa phương, cần suy nghĩ cách thức và biện pháp để phát huy tốt hơn vị thế hiện nay của ta, cũng như các cơ chế, diễn đàn phục vụ các mục tiêu an ninh, phát triển của đất nước; không chỉ chủ động, tích cực tham gia, mà còn đóng góp, xây dựng các khuôn khổ trong các diễn đàn khu vực và quốc tế mà ta có lợi ích, qua đó nâng cao hơn nữa vị thế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.

Trong bối cảnh còn 7 năm nữa để hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hai năm nữa để hoàn thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, ngoại giao kinh tế cần đi sâu vào những lĩnh vực thiết thân với nhu cầu phát triển của đất nước, hỗ trợ đắc lực thực hiện các mục tiêu của Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.

Thứ tư, chúng ta cần tiếp tục đi sâu, nghiên cứu, kiến nghị các biện pháp đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện các hoạt động đối ngoại trên các lĩnh vực văn hóa, thông tin - tuyên truyền, công tác người Việt Nam ở nước ngoài, bảo hộ công dân; tăng cường, phối hợp chặt chẽ giữa đối ngoại - quốc phòng - an ninh nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chung là giữ vững hòa bình, ổn định và phát triển.

Một lĩnh vực không kém phần quan trọng là công tác xây dựng ngành. Hội nghị cần dành thời gian thích đáng kiểm điểm việc thực hiện chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ ngoại giao chuyên nghiệp; cần có giải pháp đột phá nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ có kỹ năng và kiến thức đa ngành mà còn có năng lực phối hợp và làm việc liên ngành trong điều kiện đất nước hội nhập quốc tế sâu rộng, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế đất nước.

Thưa các đồng chí,

Trong phạm vi một tuần làm việc khẩn trương, hiệu quả, thảo luận để đi tới những đánh giá thực chất, toàn diện và các biện pháp then chốt cho những vấn đề nêu trên là một nhiệm vụ không dễ dàng. Với ý thức sâu sắc về nhiệm vụ của ngành trong thời điểm quan trọng này của đất nước, bằng tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao của chúng ta, Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28 sẽ hoàn thành tốt chương trình nghị sự đề ra, đúng với tinh thần chủ đề của Hội nghị là “Ngoại giao chủ động, tích cực hội nhập quốc tế”.

Tôi tuyên bố khai mạc Hội nghị Ngoại giao lần thứ 28. Kính chúc đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và toàn thể các đại biểu dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành tích hơn nữa trong công tác. /.

Thưa Ngài Chủ tịch,   

Thưa quý vị,

Trước hết, thay mặt Đoàn Việt Nam, tôi xin bày tỏ sự tin tưởng và đánh giá cao khả năng điều hành của Ngài Chủ tịch và các thành viên Ban Điều hành để bảo đảm thành công của Hội nghị Cấp cao và Khóa họp thứ 25, cũng như thành công của Hội đồng Nhân quyền trong năm 2014.

Thưa Ngài Chủ tịch,

Hòa bình, ổn định và phát triển tiếp tục là nguyện vọng và phấn đấu của thế giới để xây dựng nền tảng cho việc đảm bảo các quyền và tự do của con người. Những năm qua, chúng ta vui mừng nhận thấy cộng đồng quốc tế đã đạt được những bước tiến đáng khích lệ trong việc nâng cao nhận thức về quyền con người, tăng cường pháp điển hóa các quyền và đảm bảo mỗi người dân được thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản. Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều thách thức có mức độ và phạm vi tác động to lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống, an toàn và các nhu cầu thiết yếu của người dân. Đó là tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, ô nhiễm nguồn nước, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu... thêm vào đó là những dư chấn của suy thoái kinh tế-tài chính toàn cầu, tình hình xáo trộn và cả bất ổn xã hội tại một số khu vực trên thế giới. Cộng đồng quốc tế cũng phải chứng kiến đây đó những xung đột sắc tộc, tôn giáo, các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và khủng hoảng nhân đạo kéo dài, không chỉ ảnh hưởng việc đảm bảo các quyền và tự do cơ bản mà còn gây ra hệ lụy không nhỏ đến hòa bình, ổn định của khu vực.

Ngày 28/8/1945, Bộ Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập. Cũng vào ngày đó, Bộ Ngoại giao - dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên - đã lập tức gánh vác sứ mệnh lịch sử trong mặt trận đối ngoại giữa muôn trùng sóng gió của một nền chính trị quốc tế bị chi phối bởi các nước lớn. Tuy nhiên, với định hướng và nguyên tắc bất biến “độc lập và tự chủ”, Ngoại giao Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, góp phần quan trọng vào chiến thắng vang dội trong cuộc kháng chiến giành độc lập tự do của đất nước ta trước đây, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Bài viết nghiên cứu tư tưởng độc lập, tự chủ trong hoạt động đối ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh và đề ra bốn bài học lớn trong việc giữ vững độc lập tự chủ trong hoạt động đối ngoại của đất nước ta hiện nay.

Mục tiêu của đường lối đối ngoại của Việt Nam là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong tiến trình chủ động hội nhập quốc tế của mình, Việt Nam chủ trương là bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, vì phồn vinh của mỗi dân tộc, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hội. Với chủ trương đó, việc đăng cai tổ chức Đại hội đồng IPU lần thứ 132 thể hiện mong muốn và trách nhiệm của Việt Nam đóng góp thực chất và hiệu quả cho công việc của Liên minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được UNESCO tôn vinh là danh nhân văn hóa kiệt xuất vì những đóng góp quan trọng và nhiều mặt trên các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và nghệ thuật kết tinh của truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam và tiêu biểu cho khát vọng của các dân tộc, khẳng định bản sắc văn hóa của mình và mong muốn tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Hồ Chủ tịch lại là một nhà ngoại giao kiệt xuất. Người là Chủ tịch nước kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Là cha đẻ của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, Người trực tiếp soạn thảo đường lối đối ngoại, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động đối ngoại, đưa ngoại giao trở thành một mặt trận, đóng góp to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Bài viết này phân tích sự kết hợp hài hòa giữa danh nhân văn hóa và nhà ngoại giao trong con người Chủ tịch Hồ Chi Minh.

Hơn 25 năm qua, Diễn đàn APEC khẳng định là một cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu ở khu vực và trên thế giới, dẫn dắt tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, thúc đẩy xu thế hợp tác, liên kết đa tầng nấc vì hòa bình và phát triển. Đối với Việt Nam, Diễn đàn APEC luôn có tầm quan trọng chiến lược trong công cuộc đổi mới, phát triển và hội nhập quốc tế. Năm APEC 2017 là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020. Năm APEC 2017 khẳng định quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương. Việt Nam quyết tâm tổ chức thành công Năm APEC 2017, góp phần thiết thực xây dựng một Cộng đồng APEC năng động, tự cường, gắn kết, thúc đẩy các quan tâm chung, ưu tiên chung, gia tăng điểm đồng, hài hòa khác biệt.

Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đánh dấu bước chuyển quan
trọng về tư duy đối ngoại. Chúng ta chủ trương “triển khai đồng bộ,
toàn diện, có hiệu quả các hoạt động đối ngoại” trên tất cả các kênh
song phương và đa phương, dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại Quốc hội và đối ngoại
nhân dân. Bài viết này điểm lại 4 thành tựu nổi bật trong nhiệm kỳ Đại
hội XI của Đảng.

 

Tuyên bố Bangkok 1967 đã “khai sinh” Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 48 năm sau, vào ngày 22/11/2015, tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra ở Thủ đô Kuala Lumpur của Ma-lai-xi-a, lãnh đạo của 10 quốc gia thành viên ASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử Tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN 2015. Bài viết điểm lại quá trình hình thành và phát triển của ASEAN sau gần nửa thế kỷ và trên chặng đường lịch sử gần nửa thế kỷ ấy, Việt Nam tự hào với những dấu ấn đóng góp quan trọng vào thành công chung của ASEAN.

 

Hội nghị Ngoại giao được tổ chức hai năm một lần với sự tham dự đầy đủ của các lực lượng làm công tác đối ngoại ở trong nước và tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài. Từ Hội nghị Ngoại giao lần thứ nhất năm 1957 đến nay đã có tổng cộng 28 Hội nghị Ngoại giao, mỗi Hội nghị đều gắn liền với chặng đường cách mạng Việt Nam, với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đánh dấu những phát triển mới trong tư duy và đột phá trong hành động. Hội nghị Ngoại giao lần thứ 29 được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21 đến ngày 26-8-2016, diễn ra ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, do vậy, chủ đề của Hội nghị lần này là: “Nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế - Thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII”.

Đan xen lợi ích trong quan hệ quốc tế (QHQT) là tình trạng giữa các nước có sự trùng hợp lợi ích, trong lợi ích của nước này có lợi ích của nước khác và ngược lại. Đan xen lợi ích và quá trình hình thành trạng thái đan xen lợi ích có biểu hiện khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau. Quan hệ Mỹ - Trung hiện là trục quan hệ nước lớn quan trọng nhất ở châu Á - Thái Bình Dương. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, hai nước đã tạo ra tình trạng đan xen lợi ích khá bền chặt. Bài viết này giới thiệu vấn đề đan xen lợi ích trong quan hệ quốc tế trong phần 1; tập trung phân tích sự đan xen lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc ở châu Á - Thái Bình Dương trong phần 2; và phân tích thách thức và cơ hội cho Việt Nam cũng như xác định đối sách của chúng ta trước thực trạng đan xen lợi ích giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay trong phần 3.

Việt Nam lần thứ hai tổ chức Năm APEC vào thời điểm tình hình thế giới và khu vực nổi lên nhiều diễn biến phức tạp. Mặc dù vậy, nhưng với nỗ lực cao của Việt Nam nên tuy Năm APEC Việt Nam 2017 đến nay mới đi được gần một nửa chặng đường, nhưng nhìn vào những gì đã đạt được, bạn bè và đối tác trong cũng như ngoài Diễn đàn đều trân trọng, đánh giá cao từ công tác tổ chức chu đáo, chuyên nghiệp, đến những đề xuất, sáng kiến chủ động, tích cực của Việt Nam thúc đẩy hợp tác, liên kết APEC. Bài viết này khẳng định với thế và lực mới của đất nước sau hơn 30 năm Đổi mới, với sự ủng hộ, giúp đỡ quý báu của bạn bè và đối tác, chắc chắn Năm APEC Việt Nam 2017 sẽ thành công tốt đẹp, góp phần phục vụ thiết thực các lợi ích phát triển và an ninh của chúng ta, đồng thời khẳng định tầm nhìn và vị thế mới của đất nước.

45 years ago, on 8 August 1967, the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) was founded in Bangkok. This event marked a historic milestone, ushered in a new era of cooperation among Southeast Asian countries and laid the important premise for ASEAN’s community-building process today.

From its inception, ASEAN set out the noble goals of accelerating economic growth, social progress, cultural development, promoting mutual assistance among member states as well as strengthening the foundation for peace and stability in the region.

After nearly 30 years since the implementation of foreign policy of the renovation period, Viet Nam has realized deep and extensive international integration, actively participated with responsibility in forums and international and regional organizations, broadened and deepened foreign relations with countries in the world. Thirty years are an important opportunity to renew and assess theoretical and practical issues of Viet Nam’s foreign relations, perception and implementation of the foreign policy of the Party and State of the Socialist Republic of Viet Nam, and draw lessons and recommendations for continued renewal of foreign policy in the coming time.

20 years is a long period for one's lifetime. Yet, it is merely a fleeting moment in the history of relations among nations. Few people imagined that Viet Nam and the United States could have made such great strides in their bilateral ties after two decades of normalized relations. The 20th anniversary of the establishment of the diplomatic relations between Viet Nam and the US is the time for us to reflect upon the past and look forward to a better future for both countries as well as for peace, cooperation and development in the Asia-Pacific and the world at large.

Strategic and comprehensive partnerships are important foundations for the establishment of many close bilateral mechanisms. Viet Nam’s strategic, comprehensive partnership relations with other countries are its soft power to establish and elevate its global status, making the most of opportunities and resources for national construction and defense, contributing to the maintenance of peace, stability, and development in Southeast Asia and the world at large.

On December 31st 2015, ASEAN Community was officially established with three pillars: the ASEAN Political and Security Community (APSC), the ASEAN Economic Community (AEC), and the ASEAN Socio-Cultural Community (ASCC). That is a historic milestone in ASEAN connectivity, reflecting common perception and determination of the ASEAN member states for peace, stability and prosperity of the region. As a member of ASEAN, Viet Nam feels proud of what it has contributed to ASEAN achievements.

Interwoven interests in international relations refer to the   overlapping of interests between different countries, wherein the interest of one would contain that of another and vice versa. Interwoven interests and their formation are displayed differently in different areas. The relationship between the US and China is the most important axis of new major-power relations in the Asia-Pacific. Since the normalization of diplomatic relations, the two countries have created between them a fairly enduring state of interwoven interests. This article presents, in Part 1, interwoven interests in international relations; in Part 2, analyzes the state of interwoven interests between China and the US in the Asia-Pacific and in Part 3, provides an observation on the challenges and opportunities for Viet Nam, identifying our policy measures in the current context of such interwoven interests between China and the US.

Key words: Interests, interwoven interests, the US-China relations, Viet Nam.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday371
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1143
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5911
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297223

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System