Tuesday, March 19, 2024
Số 4 (111)

Triển vọng của ASEAN 2025

Perspective of ASEAN 2025

Tại Hội nghị Cấp cao 27 tại Kuala Lumpur, Malaixia tháng 11/2015, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN và thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cam kết tiếp tục nỗ lực vì một cộng đồng hội nhập, hoà bình và ổn định ở khu vực. Câu hỏi đặt ra là tiến trình liên kết của ASEAN đang ở mức độ nào và kỳ vọng về một cộng đồng ASEAN gắn kết và bền vững liệu có khả năng trở thành hiện thực? Trên cơ sở khung lý thuyết về khu vực hóa, có thể thấy tiến trình và triển vọng hội nhập của ASEAN trong lĩnh vực kinh tế và an ninh - chính trị vẫn nằm ở giai đoạn đầu và chưa đạt được kết quả thực chất. ASEAN đang phải đối mặt với nhiều thách thức liên quan tới thiếu hụt quyết tâm chính trị nội khối và xu hướng li tâm gia tăng do tác động gây chia rẽ của các nước lớn. Thực tế đó đòi hỏi các nhà lãnh đạo ASEAN cần mạnh dạn cân nhắc thử nghiệm một số dự án hội nhập thực chất hơn để tạo ra các động lực liên kết mới, tiếp tục đưa ASEAN lên các cấp độ khu vực hóa cao hơn.

Từ khóa: ASEAN, cộng đồng, hội nhập, khu vực hóa, Tầm nhìn 2025.

Số 4 (75)

"Lòng tin" và "Quan hệ tin cậy lẫn nhau" trong quan hệ quốc tế

Confidence and Mutual confidence in International Relations

* Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đưa các quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn và các nước láng giềng, đi vào chiều sâu và ổn định, chú trọng hiệu quả, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau, tạo sự đan xen lợi ích. Trong quá trình này, Việt Nam mong muốn “là bạn, đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực”. Đây là một thông điệp đối ngoại phù hợp vì việc xây dựng lòng tin và thúc đẩy quan hệ tin cậy lẫn nhau góp phần đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển ổn định của quan hệ (tránh rủi ro và những sự cố bất ngờ) cũng như sự hợp tác nhiều mặt giữa các bên.

Nghiên cứu về “Lòng tin” và “Quan hệ tin cậy lẫn nhau” trong QHQT đã được phát triển thành một dòng nghiên cứu riêng và bắt nguồn từ lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học, xã hội học, chính trị trong nước và các lý thuyết QHQT chủ yếu. Mảng nghiên cứu này cũng tập trung vào các nghiên cứu tình huống với một số ví dụ thành công điển hình (đặc biệt là quá trình xây dựng lòng tin và hòa giải Pháp - Đức) và qua phương pháp so sánh để phân tích và lý giải những tình huống chưa thành công khác. Bài viết này sẽ thảo luận một số điểm mà tác giả cho là quan trọng nhất liên quan đến nhận thức về lòng tin và các biện pháp xây dựng lòng tin trong quan hệ quốc tế hiện nay...

 
Số 2 (77)

(Ban biên tập) - Phương cách của ASEAN

Số 1 (112)

-Đánh giá của học giả quốc tế về chính sách đối ngoại Mỹ qua chiến lược an ninh và quốc phòng quốc gia

Perspective of International Scholars on the US’s Foreign Policy viewed through the National Defense Strategy and the National Security Strategy

Số 6 (37)

10 sự kiện lớn trong quan hệ quốc tế năm 2000

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday134
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week291
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month4022
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295334

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System