Đỗ Huyền Trang

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến trình toàn cầu hóa, truyền thông đã và đang trở thành sức mạnh mềm của một quốc gia, được hiểu là năng lực vạch ra các chương trình nghị sự và xây dựng thể chế hay chuẩn mực mà các chủ thể khác chấp nhận và làm theo,1một yếu tố ảnh hưởng quan trọng trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Vì vậy, việc nghiên cứu về tác động của truyền thông đối với chính sách đối ngoại sẽ giúp giải thích cách thức các quốc gia hành động trong quan hệ quốc tế, đặc biệt trong vấn đề can thiệp nhân đạo. Bài viết nghiên cứu trường hợp can thiệp nhân đạo tại Li-bi-a năm 2011 nhằm làm rõ ảnh hưởng của truyền thông lên chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama.

Từ khóa: Sức mạnh truyền thông, chính sách đối ngoại, Mỹ, can thiệp nhân đạo tại Li-bi-a.



1Nguyễn Thái Việt, Ngoại giao văn hóa, Sức mạnh của thông tin và truyền thông (Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính, 2012): 84.

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, thương hiệu quốc gia là một trong những nhân tố sức mạnh mềm giúp quốc gia cạnh tranh và có được vị thế trên trường quốc tế. Đặc biệt, đối với các quốc gia tầm trung như Việt Nam, truyền thông thương hiệu quốc gia góp phần thúc đẩy hình ảnh và các lợi thế cạnh tranh riêng biệt, giúp Việt Nam có được cơ hội thuận lợi để đạt được lợi ích quốc gia một cách dễ dàng hơn. Năm Chủ tịch ASEAN 2020 là một năm đầy thách thức đối với Việt Nam do bối cảnh tình hình mới phức tạp, hợp tác lẫn đấu tranh đan xen cùng với ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp 4.0 và dịch bệnh Covid khiến cho Việt Nam gặp khó khăn trong việc truyền thông thương hiệu quốc gia cũng như hoàn thành tốt vai trò Chủ tịch của mình. Việc nghiên cứu truyền thông thương hiệu quốc gia của Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po - hai quốc gia thành công trong vai trò Chủ tịch ASEAN - sẽ là bài học giúp Việt Nam tận dụng những cơ hội trong năm 2020 để truyền thông quảng bá thương hiệu quốc gia của mình.

In the context of international integration, nation branding is one of the most important soft- power factors to help one country to compete and secure its position in the international arena. Nation-branding communication can help promote the image and competitive advantages of Viet Nam as a middle power to advance its national interests. During its ASEAN Chairmanship year of 2020, Viet Nam faced opportunities and challenges to fulfill its role as well as promote its nation- branding because of the complex influences of the COVID crisis, the 4.0 Industrial Revolution and cooperation and competition trends in the region. Learning from the lessons of the nation-branding communication strategies of Malaysia and Singapore during their roles as ASEAN Chair as well as adapting to a new circumstance, Viet Nam pursued its own way to promote nation branding.