Tuesday, March 19, 2024

Trần Thị Quỳnh Nga

Án ngữ các tuyến đường biển quan trọng, Biển Đông có vai trò đáng kể đối với các lợi ích an ninh, thương mại Mỹ. Mối quan tâm của Mỹ trên các vùng biển nói chung là “tự do giao thương trên các tuyến đường hàng hải quan trọng, ngăn ngừa bất cứ nước nào độc chiếm các vùng biển khu vực”. [1] Do một số đảo và quần đảo trên Biển Đông có thể được sử dụng làm căn cứ để theo dõi và kiểm soát các hạm đội trên biển nên Mỹ càng quan tâm đến vùng biển này hơn, muốn tăng cường sự hiện diện của Mỹ tại vùng biển này. Vấn đề Biển Đông là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh. Bài viết tập trung phân tích vị trí của vấn đề Biển Đông trong chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh, làm rõ quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông được thể hiện qua động thái thay đổi lập trường từ “không dính líu” sang “can dự có chừng mực” và “tích cực can dự” trong các diễn biến liên quan đến Biển Đông và đưa ra một số nhận xét về quan điểm của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông từ sau Chiến tranh Lạnh.



[1] US Department of Defense, “Freedom of Navigation Operational Assertions”

Regarding important sea routes, the South China Sea/the East Sea plays a significant role in US security and trade interests. US interest in the waters is generally "free trade on important maritime routes, preventing any country from occupying regional waters."1Because some of the islands and islands in the South China Sea/the East Sea can be used as a base to monitor and control maritime fleets, the US is more interested in the waters, thereby expecting to enhance US presence in this sea. The South China Sea/the East Sea issue was one of the most important aspects of US policy of Asia-Pacific policy since the Cold War ended. This paper focuses on analyzing the position of the South China Sea/the East Sea issue in the Asia-Pacific policy of the US in the post cold-war era, clarifying America's view on the South China Sea/the East Sea as demonstrated by the dynamics of change from the "non-involvement" to "moderate involvement" and "actively involved" in developments related to the South China Sea/the East Sea, as well as making some remarks on US views on the South China Sea/the East Sea issue after the Cold War.

Key words: The South China Sea/the East Sea, the US, navigation



1 US Department of Defense, “Freedom of Navigation Operational Assertions”

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday59
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week216
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3947
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295259

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System