Nguyễn Văn Lịch

Cũng giống như nhiều nước EU, mấy năm qua, I-ta-li-a đã rơi vào khủng hoảng kinh tế. Cùng với tình hình chung, I-ta-li-a có những đặc thù, do vậy, những khó khăn đó đã được nhân lên gấp bội khiến I-ta-li-a rơi vào thời điểm suy thoái nghiêm trọng nhất trong vòng 20 năm trở lại đây. Trước thực tế trên, I-ta-li-a đã không ngồi bó tay. Trái lại, họ đã rất tích cực thực hiện nhiều biện pháp, kể cả việc thay chính phủ. Trong phần đầu bài viết này, tác giả bài viết đề cập đến thực trạng khủng hoảng của I-ta-li-a trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội..., sau đó nêu ra và phân tích các biện pháp mà chính phủ I-ta-li-a đã và đang thực hiện. Theo tác giả bài viết, với tất cả những gì mà I-ta-li-a đã và đang làm, cùng với bối cảnh chung, có thể hy vọng vào một tương lai sẽ tốt hơn với nền kinh tế I-ta-li-a.

Năm 2014, quan hệ Ấn Độ - Nga vẫn tiếp tục phát triển. Nhiều chuyến thăm cấp cao đã được tiến hành. Nhiều sự kiện quan trọng đã được tổ chức. Hai nước tiếp tục ủng hộ nhau trong các vấn đề song phương, cũng như đa phương. Hợp tác kinh tế giữa hai nước có nhiều tiến triển. Nhiều hợp đồng có giá trị lớn đã được ký kết, nhiều dự án đang được triển khai. Hợp tác về năng lượng đã đạt được nhiều bước phát triển mới. Nga sẽ là nhà cung cấp, đối tác quan trọng về năng lượng cho Ấn Độ, cả trước mắt và trong tương lai. Hợp tác quốc phòng vẫn là điểm nhấn trong quan hệ hai nước. Quan hệ này, đã chuyển từ mô hình truyền thống sang hợp tác kiểu mới, đem lại lợi ích cho cả hai nước. Quan hệ văn hóa, khoa học, công nghệ giữa hai nước vẫn tiếp tục duy trì. Từ thực tiễn năm 2014, dự kiến, năm 2015 quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển tốt hơn.