Thursday, March 28, 2024

Lê Thanh Bình

Cải cách hành chính đã trở thành một chương trình cấp thiết, thường xuyên, lâu dài và bền bỉ của các Chính phủ ở nhiều khu vực nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng trong mấy thập kỷ gần đây. Đối mặt với nhu cầu kinh tế và tiến bộ xã hội ngày càng tăng lên, và trước mong muốn ngày càng lớn về chất lượng cuộc sống tốt đẹp hơn của mọi tầng lớp dân cư, nhiều Chính phủ đã chủ động thực hiện những sáng kiến cải cách để đạt được hiệu quả, hiệu suất và khả năng đáp ứng trong hệ thống hành chính của mình. Sau những chuyến nghiên cứu, khảo sát ngắn hạn về Hành chính công tại Đại học Diliman (thuộc Đại học Quốc gia Phi-lip-pin - National University of Philippine) trong năm 1996, năm 2001, và đúc kết qua các tài liệu, sách báo, sản phẩm khác của truyền thông mới đây về Phi-lip-pin, tác giả xin nêu một số kết quả nghiên cứu bước đầu về chủ đề này.

Tóm lược những nét lớn cải cách hành chính của Phi-lip-pin từ khi giành được độc lập đến nay...

Trong thời đại bùng nổ thông tin, khi kinh tế tri thức đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội thì văn hóa cũng có những thay đổi, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông. Những thay đổi này đã tác động mạnh đến quan hệ quốc tế đương đại, đến hoạt động truyền thông đối ngoại của các quốc gia. Trên thế giới, nhất là các cường quốc rất chú trọng đến việc nghiên cứu tổng thể các hoạt động truyền thông, các phương tiện truyền thông - văn hóa, hiệu quả, hiệu ứng xã hội ở các quy mô khác nhau.  Bài viết sau sẽ tổng kết về các xu hướng cơ bản của văn hóa - truyền thông thế giới, sự tác động của nó đến đời sống thế giới đương đại, kể cả vấn đề giao lưu văn hóa giữa các quốc gia và ngoại giao văn hóa - sức mạnh mềm đang nổi lên trong quan hệ quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy lĩnh vực ngoại giao văn hóa ở nước ta...

 

Lĩnh vực Quan hệ công chúng (PR) có quan hệ mật thiết đối với hoạt động văn hóa đối ngoại, ngoại giao văn hóa. PR được mọi tổ chức từ nhà nước đến doanh nghiệp, chủ trang trại, nông dân… sử dụng vì có nhiều tính năng. Trường hợp các chủ trại, nông dân hiện đại nước Pháp nơi tác giả có dịp khảo sát cũng sử dụng PR để truyền thông cho các hoạt động về văn hóa nông thôn, du lịch sinh thái... góp phần vào việc quảng bá hình ảnh nước Pháp, con người và văn hóa Pháp rất hiệu quả. 

Hệ thống hóa một số lý luận chung về ngành Truyền thông đại chúng, báo chí, thông tin đối ngoại từ góc nhìn truyền thông quốc tế.

Trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN thì Cộng đồng Văn hóa - Xã hội đang ngày càng được quan tâm chú ý và cùng với trụ cột Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế tương tác, hỗ trợ nhau để khu vực phát triển thịnh vượng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 (tổ chức ngày 1/3/2009, tại Hua Hin, Thái Lan) các nhà lãnh đạo ASEAN đã thông qua Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC) với sáu lĩnh vực trọng tâm cần triển khai thực hiện. Với Kế hoạch ASCC đồ sộ được bắt đầu thực hiện từ 2009-2015 gồm 40 phần với 340 hoạt động phong phú liên quan đến văn hóa, xã hội và truyền thông, các nước thành viên ASEAN đã triển khai được khá nhiều công việc trong lộ trình. Tuy nhiên, để các chủ trương, kế hoạch, mục tiêu đó được đông đảo công chúng trong cả khu vực ASEAN thấu hiểu, tham gia thì rõ ràng hoạt động truyền thông quốc tế (TTQT) với các phương tiện báo chí chủ đạo phải tích cực tác nghiệp, quảng bá nhiều hơn, góp phần tổ chức thực hiện sâu rộng, phối hợp quản lý, trao đổi kinh nghiệm, PR… mạnh mẽ, chuyên nghiệp hơn. Bởi vậy, bài viết này tổng kết một số thành tựu về giao lưu, hợp tác văn hóa - xã hội trong nội khối và với các đối tác. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra một số khuyến nghị cụ thể nhằm tăng cường hiệu quả công tác TTQT về ASCC.

Sáng tác của nhà thơ thiên tài Nguyễn Du lâu nay được phân tích, đánh giá trên nhiều quan điểm, góc độ và dù xem xét ở góc nhìn nào thì các chuyên gia đều đánh giá cao giá trị nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác giả cùng tác phẩm. Từ góc độ khoa học truyền thông quốc tế, tác giả bài viết đi sâu vào phân tích việc kế thừa những giá trị nhân văn, quốc tế toát lên từ tác phẩm của Nguyễn Du trong thời hiện đại, khi đất nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới và đưa ra những kiến nghị nhằm góp phần đẩy mạnh sự hội nhập quốc tế của nền văn học, nghệ thuật nước nhà.

Âm nhạc chân chính là loại hình sáng tạo đặc biệt của con người, là hợp tố chứa đủ chân thiện mỹ, có thể chia xẻ, thấu hiểu, đồng cảm, hòa bình, hợp tác. Truyền thông âm nhạc là dùng các phương tiện truyền thông phổ biến - đa dạng, đơn lẻ, phức hợp để chuyển tải (có khi gồm cả tương tác) tới công chúng, người đối thoại. Âm nhạc và sản phẩm truyền thông đều là thành tố của văn hóa và chúng ta biết rằng trong tiến trình phát triển nhân loại thì hầu hết các thành tố của văn hóa đều có thể tham gia vào hoạt động văn hóa đối ngoại hay ngoại giao văn hóa. Trong các hình thức ngoại giao thì ngoại giao văn hóa chiếm vị trí ngày càng quan trọng, được coi là “sức mạnh mềm” và truyền thông âm nhạc được sử dụng khá rộng rãi, phát huy tác dụng lớn trong quan hệ ngoại giao hợp tác giữa các quốc gia. Trên cơ sở đó, bài viết này tập trung bàn về sử dụng truyền thông âm nhạc trong ngoại giao văn hóa của nước ta.

Các phương tiện truyền thông mới (PTTTM) vai t ngày càng to lớn đi vi xã hi hiện đi nói chung Việt Nam nói riêng nên được nhiều học gi các giới khác rt quan tâm cả về thuyết thực tiễn. PTTTM vai trò kép khi bản thân chính sức mạnh mềm thể hiện một mặt nào đó v dân trí, sự phát triển khoa học ng nghệ (KHCN), môi trường văn hóa năng động với hoạt đng truy cập, sử dụng, chia sẻ tng tin mạnh mẽ; li va kênh, phương tiện trin khai, thúc đẩy, góp phần tăng tim lực văn hóa hiện đi, tăng cường cho sức mạnh mềm một quốc gia, tc hết là trong nh vực văn hóa đi ngoi (VHĐN). Tác gi bài viết còn đưa ra các khuyến nghị v giải pháp phát triển PTTTM góp phần thúc đẩy VHĐN - sc mạnh mềm của đt c. Đó là các giải pháp mang tính đồng bộ, toàn diện liên quan đến quản lý, đầu tư, chiến lược, phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, văn hóa, nâng cao dân trí, năng lực quốc gia trong giai đoạn hội nhập ngày nay.

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday387
mod_vvisit_counterYesterday127
mod_vvisit_counterThis week1159
mod_vvisit_counterLast week1037
mod_vvisit_counterThis month5927
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days297239

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System