Tuesday, March 19, 2024
Số 3 (90)

Bài kiểm tra

test

tóm tắt bài viết

Số 3 (94)

Mối liên hệ qua lại giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chất lượng nguồn nhân lực: Thách thức và cơ hội tại các nền kinh tế chuyển đổi và Việt Nam

The Interactions between Economic Structure Transformations and Labor Force Quality: Challenges and Chances for Transitional Economies and Viet Nam

Lý thuyết đã chỉ ra mối liên hệ tất yếu giữa phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng hành với quá trình dịch chuyển nguồn nhân lực lao động từ ngành nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đồng thời, trong quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành của nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động còn có những đặc thù riêng đối với các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.

Hiện nay, Việt Nam vẫn là một nền kinh tế chuyển đổi trên quá trình hoàn thiện thể chế cho một cơ chế kinh tế thị trường. Bài viết tìm hiểu về đặc điểm, cơ hội trong quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế tại Việt Nam, so sánh với các kết quả đúc kết từ nghiên cứu các nền kinh tế chuyển đổi khác, chỉ ra những thách thức của chất lượng nguồn nhân lực tại Việt Nam trong quá trình này. Số liệu được sử dụng trong phân tích tập trung vào những quãng thời gian - được coi là điểm nhấn - nhất định trong quá trình chuyển đổi kinh tế của Việt Nam kể từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước đến nay, nhằm dẫn chứng cho những nhận định của bài viết về cơ hội, thách thức và vấn đề của nguồn nhân lực trong quá trình chuyển đổi. Từ đó, bài viết tìm cách đưa ra những kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt Nam.

Số 2 (101)

Ngoại giao trong tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam mùa xuân 1975

The role of diplomacy in the Spring offensive of 1975

Sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, trọng tâm của Ngoại giao Việt Nam (Ngoại giao của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) dưới sự lãnh đạo của Bộ Chính trị phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự, chính trị đấu tranh thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định. Chúng ta đã đấu tranh triệu tập Hội nghị quốc tế về Việt Nam; mở các Diễn đàn (Diễn đàn Ban Liên hiệp quân sự hai bên và bốn bên, Diễn đàn hai bên miền Nam Việt Nam, Diễn đàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ; đấu tranh đòi Mỹ chấm dứt dính líu quân sự; đòi chính quyền Sài Gòn thực hiện ba vấn đề cấp bách (ngừng bắn, tù chính trị và vấn đề tự do dân chủ); tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các nước và nhân dân thế giới.

Chính quyền Sài Gòn đã chống lại đàm phán Paris, nay lại được Mỹ dung túng ra sức phá hoại Hiệp định buộc chúng ta phải dùng bạo lực cách mạng để hoàn thành sự nghiệp giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, khi thời cơ đến. Phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị, ngoại giao đã góp phần theo dõi cẩn thận, xác định chính xác khả năng Mỹ không thể can thiệp quân sự trở lại, chuẩn bị dư luận, ngăn chặn mọi mưu toan cuối cùng của Mỹ - ngụy ngăn cản chúng ta giải phóng Sài Gòn góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử của dân tộc ngày 30/4/1975, cách đây đúng 40 năm.

No 2 (33)

Quan hệ Mỹ - Việt Nam sau khi Sài Gòn sụp đổ

The US - Viet Nam Relation after the Fall of Sai Gon

Cuộc chiến tranh Việt Nam - được biết đến ở Việt Nam là Cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ - là một trong những mâu thuẫn tàn phá nhất trong lịch sử và kết thúc bằng chiến thắng triumphant của lực lượng Cộng sản Hồ Chí Minh và sự thất bại quân sự nhục nhã nhất của Hoa Kỳ có kinh nghiệm. Nếu một hình ảnh đại diện cho bộ phim lịch sử, có lẽ đó là một trong những trực thăng Huey di tản nhân viên Mỹ và các cộng sự Việt Nam từ tòa nhà tòa đại sứ Hoa Kỳ. Các lực lượng Cộng sản Hồ Chí Minh và các đồng minh phía Nam của họ trong Mặt trận Giải phóng Dân tộc đã thành công trong việc lật đổ chính quyền miền Nam của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ, Quốc gia.

Bài báo này sẽ trình bày và phân tích mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam kể từ Tuyên ngôn độc lập của Bác Hồ, đặc biệt kể từ ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Số 1 (84)

Quan hệ Việt - Mỹ: Những chuyện bên lề

On Viet Nam - U.S relations: Sideline stories

The most interesting articles

Cart

Your Cart is currently empty.
Cart Detail

Thống kê truy cập

mod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_countermod_vvisit_counter
mod_vvisit_counterToday108
mod_vvisit_counterYesterday157
mod_vvisit_counterThis week265
mod_vvisit_counterLast week1377
mod_vvisit_counterThis month3996
mod_vvisit_counterLast month4403
mod_vvisit_counterAll days295308

DIPLOMATIC ACADEMY OF VIETNAM

Address: 69 Chua Lang Street, Dong Da District, Hanoi
Phone: 0438344540, máy lẻ 117, 256
Email: tapchi_ncqt@mofa.gov.vn, Web: www.isr.vn
©Copyright 2011-2024 International Studies Review | Power by Joomla Open Source System